Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Triển khai mô hình nông nghiệp sạch tại xã Trường Hà
Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu hiện nay, không chỉ đem lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường mà còn đem lại thu nhập đáng kể cho người nông dân. Với những lợi thế mà địa phương sẵn có huyện Hà Quảng đã triển khai mô hình Nông nghiệp thông minh - sản phẩm nông nghiệp sạch tại xã Trường Hà bước đầu mang lại tín hiệu vui cho người dân trong việc thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế gia đình theo hướng hiện đại, bền vững.

Mô hình nông nghiệp sạch tại xã Trường Hà

Mô hình Nông nghiệp thông minh tại xã Trường Hà là một mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp nhằm gắn với các  hoạt động dụ dịch tại Pác bó xã Trường hà với sự tham gia của hộ gia đình Đàm Thị Thảo xóm Bản Hoàng xã Trường Hà. Mô hình được xây dựng ứng dụng công nghệ nhỏ giọt trồng dưa lưới, dưa lê và dưa hấu có tổng kinh phí thực hiện hơn 247 triệu đồng với diện tích 1.000m2 trong đó Nhà Nước hỗ trợ 150 triệu đồng mua trang thiết bị và một số vật tư nông nghiệp để xây dựng hệ thống nước, đúc trụ, làm nhà lưới khép kín,người dân bỏ vốn đối ứng là gần 100 triệu đồng để trả tiền công, máy móc, phân bón…Mô hình được triển khai  thực hiện từ tháng 7/ 2022 và đưa vào sản xuất từ tháng 9/2022 với 2.000 gốc dưa lưới, dưa lê, dưa hấu áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt kỹ thuật cao.
 
Để mô hình đem lại hiệu quả trong quá trình thực hiện Huyện cũng  đã cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật về quy trình chăm sóc và sử dụng công nghệ tưới. Theo đó, quan trọng nhất là thời kỳ thụ phấn, người trồng phải theo dõi, trực tiếp thụ phấn cho cây đúng thời gian cây vừa ra hoa vào buổi sáng. Phân bón cho cây phải sử dụng phân hữu cơ, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và môi trường, quá trình cây ra quả, chỉ giữ lại 1 - 2 quả/mỗi cây nhằm hạn chế tiêu hao năng lượng, giúp cây khỏe, cho quả to, đạt năng suất chất lượng. Cây trồng từ khi trồng đến thu hoạch giao động từ 70 - 75 ngày. trọng lượng bình quân từ 1 - 1,2kg/quả, giá bán dao động từ 50-70 nghìn đồng/kg.
 
Với sự đầu tư bài bản về nhà màng và lưới chuyên dụng đã tạo môi trường khí hậu khép kín cho cây trồng, giúp tránh các loại sâu bệnh gây hại, không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch trên thị trường thị trường. Mặc dù mới trồng thử nghiệm nhưng cây dưa lưới, dưa lê rất thích nghi ở điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển rất tốt, cây ra hoa đều và trái to, tỉ lệ đậu trái đạt trên 90%. Đồng thời, trồng trong nhà lưới có thể tăng số vụ trồng trong năm hoặc luân canh nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như dưa lưới, dâu tây, dưa hấu… Nếu như trên diện tích đất trước đây trồng hoa màu mỗi vụ chỉ lãi 10 - 15 triệu đồng thì cũng với diện tích này, theo tính toán của các chuyên gia, dự án trồng dưa lưới, dưa lê áp dụng công nghệ cao triển khai 1 năm sẽ trồng được 3 vụ, nếu giá cả thuận lợi mỗi vụ thu về từ 100- 120 triệu đồng/1 vụ. Việc trồng dưa trong nhà màng mang sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm hao hụt vật tư đầu vào, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của địa phương.

Chị Đàm Thị Thảo xóm Bản Hoàng xã Trường Hà chia sẻ:  (được sự quan tâm của chính quyền địa phương gia đình tôi được chọn thực hiện mô hình Nông nghiệp thông minh -  sản phẩm nông nghiệp sạch tại xã, đây là mô hình sản xuất mới nên  trong quá trình thực hiện có gặp một số khó khăn nhất định, nhưng qua tìm tòi học hỏi cùng với  sự hỗ trợ của các cán bộ phụ trách, cán bộ kỹ thuật phụ trách mô hình của Huyện, đến nay cây trồng sinh trưởng tốt, nếu so sánh với trồng các loại cây trồng khác tôi thấy hiệu quả hơn rất nhiều, không phải tốn nhiều công lao động, cho thu nhập và đầu ra ổn định. Tôi mong muốn trong thời gian tới Nhà nước sẽ có nhiều dự án hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.)

Ông Đàm ích Tụ, Phó chủ tịch UBND xã Trường Hà cho biết thêm: (Thực hiện theo sự chỉ đạo của huyện về thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh địa phương đã phối hợp với phòng Nông nghiệp lựa chọn hộ gia đình để thực hiện mô hình.Qua quá trình  thực hiện mô hình bước đầu đã có kết quả đem lại hiệu quả cao hơn so với các cây trồng khác. Từ những kết quả bước đầu xã sẽ tiếp tục nhân rộng nhiều mô hình hơn nữa góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.)
 
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt  mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Đây cũng là cơ hội giúp nông dân học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thế Hậu – Thu Hương (Trung tâm VH&TT)