Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hội thảo tổng kết đánh giá mô hình trồng cây Hồ đào (Óc chó)
Ngày 7/10, huyện Hà Quảng tổ chức Hội thảo tổng kết đánh giá mô hình trồng cây Hồ đào (Óc chó) tại xã Thượng Thôn. Dự hội nghị có đồng chí Trần Thị Bình, Trưởng ban Quản lý Dự án vùng Đông bắc, tập đoàn TH true milk; đồng chí Nguyễn Thái Hà, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng cùng các sở, ban ngành liên quan.
Toàn cảnh hội thảo tổng kết đánh giá mô hình trồng cây Hồ đào tại xã Thượng Thôn

Toàn cảnh hội thảo tổng kết đánh giá mô hình trồng cây Hồ đào tại xã Thượng Thôn

Mô hình trồng cây Hồ đào được huyện Hà Quảng thực hiện từ tháng 5/2015 triển khai tại 3 xã: Cải Viên, Thượng Thôn, Nội Thôn (3 tiểu vùng khí hậu khác nhau của vùng Lục Khu) với diện tích 2 ha. Theo đó, tiến hành trồng thử nghiệm 600 cây, mỗi xã được phân bổ trồng 200 cây với 14 hộ dân tham gia. Các hộ gia đình được hỗ trợ 100% về giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch Hồ đào... sau 8 năm triển khai, kết quả bước đầu cho thấy cây Hồ đào phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đất đai ở vùng cao Lục Khu. Tỷ lệ cây sống trung bình đạt hơn 90%, chiều cao từ 5 - 8 m, đường kính gốc 20 - 30 cm, về hiệu quả kinh tế ước tính những năm đầu có quả với mật độ trồng 300 cây/ha, năng suất từ 20 -30kg/cây, với giá bán hiện tại ở địa phương là 30.000 đồng/kg thu về 600.000đ - 900.000 đồng/cây. Giá trị kinh tế/ha sẽ đạt từ 180 triệu đến 270 triệu đồng/ha/năm.

Để xây dựng thực hiện mô hình có hiệu quả, huyện cũng đã  tiến hành điều tra, khảo sát, chọn địa điểm, chọn hộ tham gia mô hình; phân tích mẫu đất, mẫu nước; hỗ trợ giống, vật tư; Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản; Hỗ trợ giám sát, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Các đại biểu thăm quan thực tế mô hình trồng cây Hồ đào (Óc chó) tại xã Nội Thôn
 
Việc triển khai thực hiện mô hình trồng Cây Hồ đào (Óc chó) là hướng đi mới để có một cây trồng có giá trị kinh tế vừa đảm bảo được những lợi ích sinh thái môi trường tại huyện vùng cao Hà Quảng, góp phần phát triển loài cây thân gỗ tăng tính đa dạng cây trồng trên địa bàn, phủ xanh đất đồi hoang hoá, cải thiện, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất từng bước làm giàu đất phục hồi độ phì cho đất. Đồng thời thúc đẩy phong trào phát triển nông lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao nhận thức cho nhân dân về phát triển nông nghiệp bền vững./.
 
Thu Hương - Đinh Dừa (Trung tâm VH&TT)