Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tổng kết mô hình trồng ớt chỉ thiên 2023

Ngày 26/5, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Hội Nông dân tổng kết mô hình trồng ớt và ra mắt Chi hội nông dân nghề nghiệp trồng ớt năm 2023.

anh tin bai

Mô hình trồng ớt tại xã Thanh Long 

Mô hình trồng ớt có diện tích 10,48 ha với 106 hộ tham gia trong đó có 41 hộ là hộ nghèo, cận nghèo, 65 hộ khác, 100% hộ là hộ đồng bào dân tộc miền núi tại địa bàn xóm Biên Cương, xóm Bản Gải, xóm Bản Ngẳm, xóm Nà Pàng, xóm Nà Lủng, xã Cần Yên; xóm Phia Khao, xã Yên Sơn; xóm Bình Minh, xóm Táp Ná, xóm Bình Tâm, xã Thanh Long mục tiêu chính của Dự án là giúp định hướng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển diện tích ớt hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân trên một đơn vị diện tích canh tác từ đó giúp các hộ thoát nghèo bền vững. Trước đó, các hộ trong dự án chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất ớt chỉ thiên liên kết với doanh nghiệp, được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hoạch ớt chỉ thiên an toàn trong đó thời gian triển khai thực hiện: Vụ đông xuân năm 2022 - 2023 nhằm tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung với dự kiến 125,76 tấn ớt chỉ thiên, cho lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha. Có liên kết với doanh nghiệp hợp tác xã Giang Lam có địa chỉ tại tổ 2 thị trấn Thông Nông bao tiêu toàn bộ sản phẩm đồng thời đã cung ứng giống, phân bón, bạt phủ ny lông công nghệ cao cho nhân dân. Thông qua dự án, dự kiến sẽ có 8 hộ từ cận nghèo lên hộ khá và 4 hộ thoát nghèo. Trước khi thực hiện dự án các hộ dân làm đất, lên luống, chuẩn bị phân chuồng lót để trồng. Phòng Nông nghiệp và PTNT tổ chức mua sắm nguyên vật liệu, giống, phân bón và cung ứng cho các hộ để tiến hành sản xuất. Trong đó đã cấp giống ớt chỉ thiên (Chánh Phong, Trang Nông, Tân Lộc Phát) với số lượng 209.600 cây cho 106 hộ tham gia. Cây giống được ươm chất lượng giống đảm bảo, cây cao từ 20 cm trở lên, tỷ lệ sống sau trồng đạt trên 90% đồng thời cung ứng đầy đủ các loại vật tư cho hộ như: Phân hữu cơ vi sinh với số lượng 18.000 kg, 166 cuộn nilon phủ luống và 156 kg ghim bạt phủ để giảm thiểu công làm cỏ và tưới nước cho các hộ trong suốt quá trình chăm sóc. Các hộ tham gia chuẩn bị công đối ứng thực hiện, vôi bột để khử trùng đất, bón phân chuồng hoai mục trước khi trồng, các loại phân bón lá bổ sung thêm trong quá trình chăm sóc, các loại thuốc  bảo vệ thực vật  khi có khuyến cáo sử dụng của đơn vị chuyên môn. Đồng thời các hộ cũng đối ứng các vật tư như cọc tre, dây để chăng cắm chống đổ cho cây ớt trong suốt thời gian thu hoạch. Được học tập hướng dẫn cầm tay chỉ việc kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án với hình thức hưng dẫn tại hiện trường từ tháng 01/2023.

Nguồn kinh phí thực hiện dự án được hỗ trợ từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Dự kiến kinh phí thực hiện dự án là 694.626.000 đồng, trong đó: Đề nghị Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 209.600 cây giống, 18.000 kg phân hữu cơ vi sinh để bón lót, hỗ trợ màng phủ đất và ghim màng phủ với tổng số tiền hỗ trợ là 493.410.000 đồng. Các hộ dân đã đối ứng 2.600 kg đạm Ure, 3.140 kg Kali clorua, 5.240kg vôi bột, phân chuồng hoai, thuốc BVTV, một số vật tư khác như cọc tre, dây chăng để làm giàn. Dự tính số tiền đối ứng của cả dự án là 201.216.000 đồng. Hợp tác xã hỗ trợ phân bón lá và chế phẩm sinh học cho người dân trong quá trình thực hiện là 5,24 triệu đồng. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã thường xuyên xuống cơ sở theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án, quá trình sinh trưởng phát triển của cây ớt kịp thời phát hiện phòng trừ sâu bệnh hại; liên kết với doanh nghiệp để thu mua sản phẩm khi đến vụ thu hoạch qua đó sẽ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần từng bước giảm nghèo bền vững.

Sau khi dự án kết thúc người dân tiếp tục thực hiện các vụ sau tăng diện tích cây trồng trong các năm tiếp theo vì đây là sản phẩm hữu cơ sạch thông qua sự liên kết sản xuất cho thu nhập ổn định. Đây là giống ớt cho năng suất cao, quả đẹp, trung bình quả dài hơn cm, đường kính từ 1cm đến 1,3 cm, thịt dày, ít bị thối,  cho thu hoạch thành nhiều đợt. Theo đó, từ khi trồng đến khi thu hoạch, hái ớt quả lần đầu là 70 ngày. Sau đó cứ cách 10 ngày thu hái một lần. Sau hơn 4 tháng cây ớt lai sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, khả năng phân cành phân nhánh mạnh, tỷ lệ ra hoa đậu quả cao, thời gian sinh trưởng ngắn, năng xuất đạt 35 tấn/ha, sau khi trừ chi phí cho thu lãi 127 triệu đồng/ha. Tính ra, người trồng ớt sẽ lãi gấp 4 đến 5 lần so với cây trồng cây truyền thống khác.

 Nhân dịp này, Hội Nông dân huyện đã quyết định thành lập Chi hội nông dân nghề nghiệp trồng ớt tại xã Thanh Long với 15 hội viên tham gia hoạt động dựa trên quy chế của tổ hội  như: Thường xuyên ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghệ mới theo chuỗi giá trị, xây dựng các mô hình kinh doanh dịch vụ nhằm nâng cao giá trị và tính cạnh tranh  của sản phẩm giúp hội viên có công ăn việc làm thu nhập ổn định, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, cùng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, sản xuất, kinh doanh và cuộc sống sinh hoạt của hội viên, cùng tham gia đàm phán thỏa thuận ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, được tham gia các hoạt động, các kỳ sinh hoạt  của tổ hội và được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, được giao lưu học hỏi trong và ngoài địa phương nhằm mục đích từng bước giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập  cho các hội viên  đồng thời tập hợp nhu cầu của các hội viên để phản ánh với cấp trên góp phần vào xây dựng nông thôn mới.

                                                                                                Thế Hậu