Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Bế mạc lớp truyền dạy bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày

Chiều ngày 17/12. Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam và UBND huyện Hà Quảng đã tổ chức bế mạc lớp truyền dạy bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Tày gắn với phát triển du lịch tại xóm Luống Nọi xã Ngọc Đào.

anh tin bai

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, thiểu số và miền núi năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp với UBND huyện Hà Quảng đã tổ chức chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Tày huyện Hà Quảng. Chương trình được thực hiện tại Nhà văn hóa xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào. Trong thời gian từ ngày 11 đến 18/12, lớp trao truyền nghề dệt gồm01 nghệ nhân ưu tú, 04 nghệ nhân dân gian, những người am hiểu về nghề dệt thổ cẩm thực hiện công việc truyền dạy với 50 học viên tham gia lớp trao truyền là người dân trên địa bàn xóm Luống Nọi, học sinh trường THCS xã Ngọc Đào. Trong đó, học viên cao tuổi nhất hiện trên 62 tuổi học viên nhỏ tuổi nhất 10 tuổi. Trong thời gian gần 10 ngày, các học viên đã được các nghệ nhân hướng dẫn thực hành các bước trong quy trình dệt thổ cẩm: Từ trồng bông, kéo sợi, lựa chọn các nguyên liệu tự nhiên để nhuộm màu sợi, lên go, mắc cửi, dệt vải và tạo hoa văn trên vải...Cùng với đó, các học viên được nghệ nhân Nông Thị Thược giới thiệu về lịch sử nghề dệt, ý nghĩa các hoa văn trên sản phẩm dệt. Mặc dù các học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau, môi trường khác nhau, cách tiếp cận khác nhau nhưng tất cả đều có chung sự quan tâm và niềm đam mê với nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, sau một thời gian ngắn, hầu hết các học viên đều đã thuộc các bước trong quy trìcnh dệt, nhuộm và đã có thể tự tay dệt vải, tạo ra những tấm thổ cẩm, đó là tình cảm và tâm huyết của mỗi cá nhân với nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Thông qua chương trình, các học viên không chỉ hiểu thêm và được học các quy trình dệt mà còn được giao lưu, tìm hiểu về các giá trị di sản văn hóa của dân tộc Tày. Qua đó tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, góp phần thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng, nhất là trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Tày ở xã Ngọc Đào nói riêng. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa, của các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng.

anh tin bai

Nhân dịp này Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam đã trao tặng lớp học 2 khung dệt vải, sợi dệt vải và một số phụ kiện khác với trị giá trên 15 triệu đồng

                                                                  Thế Hậu - Văn Hiến