Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hội nghị đầu bờ Dự án cải tạo và phát triển đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo

Ngày 28/6 Viện Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Hà Quảng tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá kết quả, trao đổi kinh nghiệm các vấn đề liên quan đến Dự án cải tạo và phát triển đàn bò địa phương áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bằng công nghệ chủ động gây động dục.

anh tin bai

Tại huyện Hà Quảng Dự án được triển khai tại 3: Thượng Thôn, Mã Ba, Ngọc Đào từ tháng 9/2021 với quy mô 105 con bò cái được lựa chọn để làm công tác phối giống bằng Thụ tinh nhân tạo với 105 hộ tham gia. Qua thăm khám chọn lọc thì có 70 con đủ điều kiện để đặt Crid +tiêm ( tiêm kích trứng) và đã thực hiện phối giống thành công được 41 con. Những con bò cái giống được lựa chọn phối đều là bò địa phương, bò Hmong được phối giống có chửa bằng thụ tinh nhân tạo tinh của các giống bò thịt như Brahman, Senepol…Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi bò sinh sản, biểu hiện động dục ở Bò và phương pháp phát hiện động dục, thời điểm phối giống thích hợp, kỹ thuật về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng bê lai, phương pháp thú y phòng trừ dịch bệnh....ngoài ra những bò tham gia dự án phối giống có chửa được hỗ trợ 200 kg/con thức ăn tinh hỗn hợp dành cho bò cái chửa. Kết quả triển khai mô hình đến nay đã có 35 bê con được sinh ra, 5 con bò cái đang chửa.

anh tin bai

Hội nghị cũng đã thảo luận về kế hoạch quản lý và nhân rộng mô hình, kinh nghiệm chăm sóc bò cái sinh sản, bò thịt, kỹ thuật trồng cỏ voi, ủ thức ăn, chế độ dinh dưỡng cho bò. Theo báo cáo đánh giá mô hình thì ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi tại hộ đạt tỷ lệ phối giống đậu thai cao hơn những năm trước đã góp phần rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, giảm bớt đầu tư chi phí nuôi...đặc biệt các hộ được tiếp cận, nâng cao kỹ năng về chăn nuôi bò sinh sản đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người chăn nuôi.

Thông qua dự án góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi, từ chăn nuôi dàn trải manh mún sang chăn nuôi có ứng dụng quy trình kỹ thuật, chăn nuôi có đầu tư thâm canh, có hiệu quả cao. Hình thành nên một nghề có tính bền vững, khai thác tốt thế mạnh của địa phương góp phần phát triển kinh tế-xã hội./.

Thu Hương – Đàm Ngôi